Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Học SEO ở Hà Nội

Học SEO ở Hà Nội
Mời các bạn tham khảo khóa học SEO dành cho Dân Kinh doanh ở Hà Nội

ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
- Chủ Doanh nghiệp
- Trưởng phòng Marketing
- Trưởng phòng Kinh doanh
- Nhân viên Marketing
- Nhân viên Kinh doanh

NỘI DUNG KHÓA HỌC
Định hướng khóa học đào tạo SEO dành cho Đội ngũ Kinh doanh, nên Giáo trình và phương pháp giảng dạy tập trung chủ yếu vào việc phát triển và quảng bá Website nhằm tối ưu hóa Doanh thu trực tuyến.


1. TỔNG QUAN VỀ SEO 2. CÁC SEARCH ENGINE XẾP HẠNG CÁC TRANG WEB NHƯ THẾ NÀO
- Search Engine là gì?
- Search Engine làm việc như thế nào?
- SEO là gì?
- Kết quả tự nhiên và kết quả được tài trợ
- Mục đích của các Search Engine
Cách thức các Search Engine xếp hạng các website như thế nào
3. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1 CHIẾN DỊCH SEO

4. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TỪ KHÓA

- Nghiên cứu xác định từ khóa
- Tối ưu hóa trong trang
- Tối ưu hóa ngoài trang
- Theo dõi thứ hạng
- Xác định đối tượng
- Nghiên cứu từ khóa
- Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa
5. TỐI ƯU HÓA TRONG TRANG (ON-PAGE OPTIMIZATION) 6. TỐI ƯU HÓA NGOÀI TRANG (OFF-PAGE OPTIMIZATION)

1: Các thuật ngữ liên quan đến từ khóa
2: Tối ưu hóa các thành phần của HTML
3: Tối ưu bố cục của trang web
4: Tối ưu Navigator Menu
5: CSS SEO
6: Trùng lặp nội dung
7: SEO Vị trí địa lý
8: Các vấn đề liên quan đến khả năng lập chỉ mục
9: Tính khả dụng
10: Tập tin mồ côi
1: Các nguyên tắc đăng ký với công cụ tìm kiếm
2: Đăng ký với các công cụ tìm kiếm
3: Tạo ra một sơ đồ site thân thiện với SEO
4: Đăng ký đến các thư mục
5: Xác định việc đăng ký
6: Phổ biến liên kết Chất lượng liên kết.
7: Giới thiệu Google Page Rank Công thức tính PR
8: Các kỹ thuật và chiến lược xây dựng liên kết
7. THEO DÕI THỨ HẠNG ĐẠT ĐƯỢC

8. XÂY DỰNG DỰ ÁN SEO, SEM HOÀN CHỈNH
1: Theo dõi thủ công Theo dõi tự động
2: Phân tích thứ hạng qua từng thời điểm
Xây dựng Bản Kế hoạch Internet Marketing hoàn chỉnh

PHÒNG HỌC:
Lớp học tiêu chuẩn. Ăn nhẹ giữa giờ, trao chứng nhận và Liên hoan cuối khóa.

THỜI GIAN HỌC:
Thời lượng chương trình: 6 buổi, 2h/buổi;
Giờ học: 19h - 21h các buổi tối 2 – 4 – 6;



 HỌC PHÍ:
Học phí 3.500.000đ/6 buổi
Đăng ký nhóm từ 2 người, giảm học phí 10%
Đăng ký từ 3 người trở lên, giảm học phí 15%
Ngoài ra có các trường hợp đặc biệt khác

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Bounce Rate là gì?

        Bounce Rate là gì?

Bounce Rate là một trong những yếu tố có tầm ảnh hướng mạnh nhất đến sự thành công của một website. Bạn có thể có ranking cao và một lượng truy cập lớn mà việc sử dụng dịch vụ SEO mang lại cho website, nhưng với một tỉ lệ Bounce Rate cao trên mức cho phép thì mọi sự đầu từ cũng như nỗ lực cố gắng đây cao traffic cho website đều trở nên vô nghĩa. Đối với những SEOer chuyển nghiệp, họ đều có những phương thức cụ thể để theo dỏi và điều hướng Bounce Rate hằng ngày, nhằm nhanh tróng tìm ra ly dó và đề ra cách khắc phục tốt nhất. Nhưng ngược lại đối với những người làm SEOer không chuyên, thì Bounce Rate hình như vẫn là một định nghĩa còn quá xa lạ.

Theo google analytic blog thì Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm lượng truy cập vào website hoặc từ trang web khác tới rời bỏ website của bạn. Có nghĩa là tỉ lệ người truy cập không tìm thây thông tin hữu ích trên website của bạn.

Theo một số chuyên gia về SEO hàng đầu, thì những trang web dạng CMS thông tin, tin tức cập nhật ngay tại trang đích thì tỉ lệ Bounce Rate đạt khoảng 35% là tốt nhất. Trong khi nhưng website dạng thương mại, có trang đích như là một trang giới thiệu (dạng giống SEO Việt Nam) thì tỷ lệ bounce rate khoảng 50% thì được xem là thành công.


Hãy dành chút thời gian để quan sát và theo dỏi bounce rate của website bạn, thông số này được thống kê rất chi tiết trong Google analytics/ Visiter. Nhưng website nào có tỷ lệ Bounce Rate trên 70%, thì cũng đừng băn khoăn là tại sao traffic vài trăm lượt truy cập 1 ngày, nhưng đơn đặt hàng thì chẳng có , vì đơn giản là chỉ có chưa được 30% của còn số vài trăm đó cảm thấy thông tin trên website của bạn là có ích.

Những nguyên nhân khiến website của bạn có tỉ lệ Bounce Rate cao:

On page SEO:
1. Web design & tính khả dụng: Nhưng thiết kế trong cách trình bày website là rất quan trọng trong vấn đề này. Theo nghiên cưu thì có đến 30% người được cho là sẻ rời website của bạn nếu họ phải trờ quá 30s và gấp đôi số đó nếu thời gian trờ lên đến 50s.

2. Nội dung: Đây là một vấn đề cũng quan trọng không kém, hãy chắc rằng trang đích của bạn chứa nội dung tập dung vào những vấn đề cụ thể liên quan đến những từ khóa cụ thể. Tránh trường lạc đề và không mang lại kết quả cụ thể.

3. Danh mục chính trên website: Đây cũng là một lý do thu hút người xem thích ở lại với website của bạn. Nhưng danh mục chính cần được bố chí hướng tới người dùng, sắp xếp khoa học dẫn tới những bài viết liên quan hoặc những chuyên mục liên quan đến vấn đề tìm kiếm của người dùng.

4. Vấn đề về kĩ thuật: Sự đa dạng của các trình duyệt web mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nhưng đồng thời cũng đẩy webmaster vào một cuộc chiến rắc rối, đó là làm vừa lòng tất cả các trình duyệt này. Bạn cần chắc chắn webiste của bạn hiện thị tốt trên mọi trình duyệt và không có hiện tượng don't send hay not responding

5. Lựa chọn từ khóa: Trong thế giới marketing online thì việc lựa trọn từ khóa tốt có thể đem lại cho website của bạn rất rất nhiều traffic từ số lượng người tìm kiếm từ khóa đó. Nhưng vấn đề ở đây là vì tham lam những từ khóa giàu tài nguyên đó mà bạn bỏ qua yếu tố người dùng ở đây. Một ví dụ và các bạn sẻ hiểu vấn đề này:

Cách đây vài tháng mình có một khách hàng làm về "thiết kế kiến trúc", nhưng họ cứ khăng khăng là website của họ phải ranking cao với những từ khóa: "thiet ke" , "noi that" , "van phong" ..., sau khi được mình phân tích và tư vấn thì họ mới đồng ý làm việc với những từ khóa như "thiet ke noi that", "thiet ke van phong"... nhưng tư khóa liên quan trực tiếp đến nghanh nghề của họ. Và hiện tại website này đang rất thành công. Điều này chứng minh rằng những từ khóa short team (ngắn) tất nhiên sẻ có nhiều lượt tìm kiếm hơn, nhưng nó cũng bao hàm một ý nghĩa hoàn toàn khác nếu đăng sau nó là những từ khác nhau.

6. Ad copy: Nhưng mẫu quản cáo PPC trên các search engine có thể mang lại rất nhiều traffic cho website, nhưng khi những bản copy của các mâu quản cáo này được điều hướng hiển thị không đúng nội dung mà nó cần được dẫn tới, hoặc thông tin trên nhưng mẫu quản cáo được copy không thích hợp với nội dung trang hiển thị quảng cáo, nó có thể chỉ khiến bạn mất tiền vô ích.

7. Title và description: Nhưng phần title và description hiển thị màng tính chung chung hoặc không diễn giải đúng nội dung cả trang đích sẻ khiến website của bạn mất đi niềm tin từ người đọc.

8. Ranking không đúng từ khóa: Google rất thông minh, những vẫn chưa thông minh đến độ phần biệt được ngữ nghĩa của các từ gần gần giống nhau. Trường hợp ở đây có thể là "SEO" và "sẹo" hoặc "seo" của search engine optimization và "seo" của seo ju jin gì gì bên Hàn.

9. Xây dựng backlink: Một vấn đề rất hi hữu những đôi khi các bạn rất dễ mắc phải, đó là xây dựng một lượng lớn backlink với nhưng anchor text chẳng liên quan gì đến website của bạn cả. Thủ thuật này cũng đươc dùng khá phổ biến trong việc đây nhanh việc xếp hạng PR của các SEOer mũ đen. Và điều tất yếu là những liên kết này sẻ dẫn đên một nội dung chẳng ăn nhằm gì với suy nghĩ của người dùng.

Việc giảm thiểu tối đa tỷ lệ Bounce Rate cũng đồng nghĩa với việc giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên website của bạn. Đó là một phần tất yếu cần phải có của việc phát triển SEO - Marketing, để hướng đến một tỷ lệ chuyển đổi cao cho hoat động kinh doanh thì trước hết bạn phải biết cách để giữ chân những khách hàng tiềm năng mà bạn đã có trước đã.
[ Minh Đại ]
SEO hoàn hảo

Thuật ngữ SEO

Thuật ngữ hay sử dụng trong SEO

1. SEO ?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization tạm dịch là tối ưu hóa website cho việc nâng thứ hạng web trên các cỗ máy tìm kiếm. SEO là một công cụ marketing online hữu hiệu nhất hiện nay và là nhân tố chính trong quảng bá website tới mọi người

2. SES ?

SES là viết tắt của Search Engine Submission tạm dịch là Đăng ký website vào các cỗ máy tìm kiếm. SES được rất nhiều SEOer quan tâm vì đó là cách nhanh nhất giúp một website mới ra đời có thể được liệt kê trong danh bạ của các cỗ máy tìm kiếm.

3. Keyword ? 

Keywords tạm dịch là từ khóa...Là từ chính miêu tả chung nhất về nội dung mà bạn đang có và là những từ dùng để chỉ sản phẩm, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ của website...

4. Backlink ?

Backlink đơn thuần là một link từ website khác tới website của bạn. Số lượng backlink là chỉ số về sự quan trọng và sự ảnh hưởng của một trang web nào đó. Số lượng backlink càng cao thì khả năng được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm càng cao.

5. Pagerank ?

PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.
PageRank của Google hiển thị trên GoogleToolbar là một số nguyên từ 0 cho đến 10. Đơn vị PageRank có tỷ lệ logarithmic dựa trên khối lượng link trỏ đến cũng như chất lượng của những trang Web chứ đường link xuất phát này. Theo Google một cách tóm lược thì PageRank chỉ được đánh giá từ hệ thống liên kết đường dẫn. Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng.

6. Internet Directory ?

Internet Directory là thư mục trên internet chứa đựng rất nhiều website theo từng danh mục, từng chủ đề các nhau. Khác với các Cỗ máy tìm kiếm các thư mục internet không hoạt động tự động mà thường do người quản trị cập nhật thông tin thông qua bản đăng ký của các chủ website gửi đến. Nếu website của bạn có mặt tại nhiều thư mục internet thì các chỉ số ranking, pagerank và cả vị trí trên các search engine cũng cao hơn.

7. SEM ?

SEM là viết tắt của Search Engine Marketing. SEM chính là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet. SEM bao gồm các thành phần chính sau:

- SEO (Search Engine Optimization)
- PPC (Pay Per Click)
- PPI (Pay Per Inclusion)
- SMO (Social Media Optimazation)
- VSM (Video Search Marketing)

8. SE ?

SE là viết tắt của Search Engine là các cỗ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN - Bing, Ask,… Những cỗ máy tìm kiếm này sử dụng một phần mềm gọi là Robot, hay Spider, hay Bot hoặc Crawler để tự động index và lập chỉ mục tất cả các website trên đường chúng đi qua. Sau đó, những thông tin này được gửi về Data Center của cỗ máy tìm kiếm để xử lý, sàng lọc, phân loại và đưa vào lưu trữ. Khi một người dùng internet cần tìm một nội dung, họ sẽ đánh từ khóa và nhiệm vụ của cỗ máy tìm kiếm là lục tìm trên danh bạ của nó các kết quả liên quan (đã lập chỉ mục trước đó). Công việc này được tiến hành hoàn toàn tự động và có thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng site khác nhau. Các website tốt, giàu nội dung (như các trang báo điện tử, các blog lớn, các diễn đàn đông thành viên) sẽ được index thường xuyên hơn.

9. On-page SEO ?

On-page SEO là cách SEO hướng đến nội dung của web bằng việc cải tiến lại code và nội dung cho trang web, để các search engine sẽ tìm đến website của bạn dễ dàng hơn. On-page SEO chủ yếu cải tiến HTML tags bao gồm thẻ Heading (Thẻ Title, thẻ description, các thẻ heading...).

10. Off-page SEO ?

Off-page SEO chủ yếu là việc tăng các liên kết đến website của bạn, càng nhiều liên kết thì càng tốt. Công việc off-page trong SEO cũng khá rộng nhưng chủ yếu là xây dựng backlink, trustrank.....

11. Google Penalty ?

Google penalty là một hình phạt mà Google đề ra để áp dụng cho các website mắc phải lỗi như:
- Link tới những site bị banned
- Gửi những query tự động lên Google
- Hidden text, hidden links
- Tạo backlink xấu
- On-page seo quá dở

12. Trustrank ?

Trustrank tạm hiểu là độ tin cậy của Google đặt vào một website, độ nổi tiếng của website đó, uy tín của website đó. Có thể là do website đã có vài năm, nhiều website nổi tiếng và link đến website đó, và website đó không sử dụng bất cứ kĩ thuật spam nào trong quá khứ.

13. Sitemap ?

Sitemap hay gọi là Sơ đồ của một website là một danh lục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Sitemap nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Sitemap nên là một sơ đồ hoàn hảo nhất của website. Sitemap là sự cần thiết cho trang web của bạn để đạt được một vị trí cao trong các hệ thống tìm kiếm, bởi vì các hệ thống tìm kiếm đánh giá rất cao cho các trang web có một sơ đồ điều hướng truy cập website.

14. SERP ? 

SERP là viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page tạm dịch là trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là trang Web mà các công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả tìm kiếm ứng với truy vấn từ khóa tìm kiếm của người dùng.

15. Anchor text ?

Anchor Text tạm dịch là ký tự liên kết là chuỗi các ký tự ẩn chứa đường dẫn tới một trang Web hay các tài nguyên khác.

16. Google sitelinks ?

Google sitelinks là tập hợp các liên kết xuất hiện phía dưới địa chỉ trang trong kết quả tìm kiếm. Những đường liên kết phụ này trỏ tới các thành phần chính của trang Web đó. Nó được lựa chọn tự động bởi thuật toán của Google.

17. Outbound Link ?

Outbound Link chính là link ra hay là liên kết trên website của mình đến những website khác.

18. Pagerank Sculpting ?

Pagerank Sculpting tạm dịch là chế tác pagerank là việc mà Webmaster quảng lý những link liên kết ra ngoài. Liên kết nào phải dùng no-follow để chặn không cho các máy tìm kiếm nhận biết sự liên quan, liên kết nào phải chú trọng link sang để tiến hành cho website đó...

19. Cloaking ?

Cloaking là một kỹ thuật SEO mà giúp cho nội dung của site dưới mắt các Spiders của các Search Engines (cỗ máy tìm kiếm) khác với nội dung mà khách truy cập site thấy. Điều này thường được thựa hiện bằng cách sẽ điều chỉnh hiện nội dung tùy theo IP truy cập website.

20. Negative SEO ?

Negative SEO là cách mà các Webmaster sử dụng để tăng ranking trên các công cụ tìm kiếm cho trang Web của mình bằng cách sử dụng các link “rác” hay các thủ thuật khác bị cấm trên các Search Engine.

21. Web Crawler ?

Web Crawler được hiểu nó là 1 chương trình hoặc các đoạn mã có khả năng tự động duyệt các trang web khác theo 1 phương thức, cách thức tự động. Thuật ngữ khác của Web Crawler có thể dễ hiểu hơn là Web Spider hoặc Web Robot.

22. Bounce rate ?

Là tỷ lệ số người click vào website rồi bỏ đi (Không xem tiếp trang tiếp theo)

23. Conversion rate ?

Tỷ lệ số người đặt hàng/ tổng số người duyệt sites

24. Landing page ?

Là webpage đầu tiên hiển thị cho người dùng khi vào website. Ví dụ nếu người dùng search từ: "khach hang cua ticsoft" thì google sẽ trả về trang http://www.ticsoft.com/tin-tuc/Niu-c...ho-sau-sac/80/chứ không phải trang chủ.

25. Impressions ?

Số lần website xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm ứng với mỗi từ khóa

26. Click through ?

Tỷ lệ % số người click vào link website trên trang kế quả tìm kiếm trên tổng số Impression

27. Top 10 ?

Là để chỉ website của bạn có mặt từ 1 đến 10 trong trang đầu tiên của các trang kết quả trả về từ các bộ máy tìm kếm.

28. SMO - Social Media Optimization

Khái niệm SMO (tạm dịch là Tối ưu hóa mạng xã hội) xuất hiện gần một năm do sự tiến bộ của các mạng xã hội. Theo số liệu Adplanner của Google, tổng traffic của các mạng xã hội hiện nay vượt xa các nguồn traffic khác và hiện đứng đầu về lượng traffic trên thế giới. Như vậy, tối ưu hóa mạng xã hội hay thực hiện tiếp thị lan truyền (Viral marketing) là một công việc quan trọng. Một website được tích hợp các công cụ SMO sẽ dễ dàng chiếm được các vị trí quan trọng trong cộng đồng mạng.

29. CRO - Conversion Rate Optimization

CRO (Tạm dịch Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi) là tỷ lệ rất quan trọng trong việc thiết kế website của doanh nghiệp. Trung bình cứ 100 khách hàng đến thăm website sẽ có một khách hàng tiềm năng. Đối với website, thực hiện tối hưu hóa sẽ tăng ít nhất 50% khách hàng tiềm năng.

30. Keyword Stuffing

Keyword Stuffing là thủ thuật liên quan đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần mộttừ khóa nhất định để gây ảnh hưởng lên kết quả công cụ tìm kiếm.

31. Link Farms

Link farm là 1 thuật ngữ tạm hiểu là một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn. Những đường link này là “giả” nhằm báo hiệu chất lượng website mà chúng liên kết và vì thế chúng bóp méo kết quả công cụ tìm kiếm.

32. Hidden Text


Hidden text là thủ thuật nhằm che giấu văn bản trên trang web khiến cho công cụ tìm kiếm sẽ nhập vào danh mục nhằm mục đích tăng xếp hạng và người truy cập sẽ khó phát hiện ra.

Ví dụ: để đoạn văn bản trắng trên nền trắng (sử dụng css cho chữ và nền trùng màu nhau), để đoạn văn bản cùng màu với ảnh nền cùng màu....

Mong được bổ xung và ghóp ý từ các bạn !
Ghi rõ nguồn www.thegioiseo.com khi đăng lại bài viết này.

Tỷ lệ liên kết sâu (deep link ratio) là gì?

Tỷ lệ liên kết sâu (deep link ratio) là gì?

Trước khi tìm hiểu về tỷ lệ liên kết sâu, hãy xem qua định nghĩa của liên kết sau tại Liên kết sâu.

Tỷ lệ liên kết sâu là số % của tất cả backlink trỏ đến các trang con ngoài trang chủ.

Làm sao tính tỷ lệ liên kết sâu

Công thức

Tỷ lệ liên kết sâu = (Tổng số liên kết sâu / tổng số liên kết của site) * 100

Ví dụ tính tỷ lệ liên kết sâu của site CTIT

- Đầu tiên tìm xem site CTIT có tổng cộng bao nhiêu backlink trỏ về trên toàn site. Sử dụng câu lệnh linkdomaincủa Yahoo!
linkdomain:ctit-vn.com ta có 948 backlink trỏ về site CTIT
- Loại bỏ những liên kết nội bộ với câu lệnh kết hợp giữa linkdomain và site:
linkdomain:ctit-vn.com -site:ctit-vn.com ta có 929 backlink
- Tìm những liên kết sâu với câu lệnh kết hợp linkdomain, site và link
linkdomain:ctit-vn.com -site:ctit-vn.com -link:http://ctit-vn.com -link:http://www.ctit-vn.com ta có 925 backlink

Và áp dụng theo công thức bên trên

(925/948)*100 = 97% --> và 97% là tỷ lệ liên kết sâu của site CTIT

Link gốc: Tỷ lệ liên kết sâu (deep link ratio) là gì

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SEO

MỘT SỐ THUẬT NGỮ SEO GẮN VỚI HÌNH ẢNH(Phần 1)

Có rất nhiều thuật ngữ SEO . Bài viết này chỉ đề cập tới những thuật ngữ SEO thường hay được sử dụng. Những giải thích đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu giành cho người mới bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu SEO như mình.

1. SEO: Search Engine Optimization -- > Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm



2. SEM : Search Engine Marketing
 – Tiếp thị qua SE



3. SMM: Social Media Marketing
 – Tiếp thị mạng xã hội



4. SMO: Social Media Optimization – Tối ưu hóa mạng xã hội




hay 




5. Cro: Conversion Rate Optimization
 - Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi Được tư vấn CRO sẽ tăng tỷ lệ bắt khách hàng trên website hiệu quả




6. Roi: Return of Investment - Tức là mức hoàn vốn khi đầu tư vào SEO




7. Serp: Search Engine Results Page là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này.




8. PR: Page Rank hay Ranking là thứ hạng trang. Khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến ngay Google PageRank. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.



9. DA: Domain Authority – Domain authority – Chỉ số tin cậy domain hay độ trust của tên miền




10. Robots.txt: File nằm trong thư mục gốc của Website, chứa những lệnh ảnh huởng đến hoạt động của spider khi nó craw vào website




11. Bot: là một dạng chương trình tự động, chúng được các cỗ máy tìm kiếm cắt cử tìm kiếm thông tin trên các website và thông tin đó được truyền về máy chủ.
Con bọ tìm kiếm tự động (robot) của các công cụ (cỗ máy) tìm kiếm (GG,Bing,Yh..)




12. Indexing: Ðánh (tạo) chỉ mục cho Webpages 




13. Crawling: Thu thập - Bot bò trong website, theo các links và craw những gì có thể




14. Ranking
: Xếp hạng



15. Onpage seo: 
Tối uu hóa trang Website, là những thủ thuật SEO trên nội dung trong trang, có thể dễ dàng kiểm soát



16. Inbound link: Những link từ các website khác đến website của mình




17. Outbound link: là những link từ website của mình đến các website khác




18. Internal link: liên kết bên trong, những link nội bộ trong website giữa các trang với nhau




19. Sandbox: “hộp cát”, là một bộ lọc của SE, website bị cho vô sandbox (thường là website mới mau chóng đạt thứ hạt cao) sẽ “bị” theo dõi một thời gian, giống như bị “ban nick” tạm thời, sau đó SE sẽ quyết định “ban nick” vĩnh viễn hay phục hồi “danh dự” cho website đó.



20 Link bait: “câu” liên kết, là một thủ thuật giống như trò “câu cá”. Ta viết một bài và public. Người khác khi đọc nội dung của bài viết này, nếu họ cảm thấy chủ đề thú vị, họ sẽ lấy một số thông tin chính làm đường link quảng cáo cho bài viết tại các trang khác. Bài viết gốc ở đây có thể gọi là mồi câu và các đường link về bài viết của ta là mẻ cá. 5 cách câu link thường dùng (5 loại “hooks”): News, Contrary, Attack, Resource, Humor (Tin tức, Phản Bác, Công Kích, Lưu trữ và Hài Hước).



21. Hidden text: thủ thuật nhằm che giấu văn bản trên trang, đánh lạc hướng công cụ tìm kiếm bị, nhằm mục đích làm giàu từ khóa và nội dung trên trang web, những người truy cập sẽ không thấy được những text ẩn ở trên trang web. Ví dụ: biến đổi văn bản màu trắng trên nền trắng



22. Anchor text: phần văn bản (text) hiển thị trên liên kết


23. H1, H2... H6: Các thẻ tiêu đề H1, H2...H6 (heading) có ích trong việc SEO , nên đặt keywords chính trong những thẻ này. Các SE xem các heading, àsub-heading, có in đậm rất quan trọng nên ta tận dụng các thẻ từ h1 h6 vào nội dung một cách thích hợp theo thứ tự ưu tiên giảm dần và chèn từ khóa vào nội dung của các thẻ này một cách thích hợp.



24. Duplicate content: Trùng lặp nội dung, với các SE thì tên miền có và ko có www là 2 tên hiện tượng trùngàmiền hoàn toàn riêng biệt, dù chúng có cùng nội dung lặp nội dung, ảnh hưởng xấu đến SEO nếu ko giải quyết tốt.


25. Back link: Giống Inbound link, là những link từ site khác tới site của mình.




26: Marketter: Người làm marketing kể cả online.(Hình ảnh minh họa: Bộ óc suy nghĩ của SEOer )



Chú ý: Tài liệu trên dành cho các bạn đang tìm hiểu về SEO và mang tính chất học hỏi- rút kinh nghiệm. Rất mong các bạn tham gia đóng góp ý để lần biên tập sau mình làm tốt hơn. 
Theo SEO Hoàn hảo

Cách Tạo Backlink An Toàn

Cách Tạo Backlink An Toàn

Khái niệm backlink là gì ? Nói một cách đơn giản thì backlink chính là các liên kết qua lại giữa website khác và website của bạn, hiểu một cách khác thì backlink chính là các bài đăng rao vặt hay chính là các chữ ký của bạn trên các diễn đàn. Nhưng nó khác với các bài đăng rao vặt bình thường là nó có liên kết về website của bạn.
Tầm quan trọng của việc tạo Backlink
Trong thủ thuật seo web thì backlink nó đóng vai trò rất quan trọng, và nó lá một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện Dịch vụ seo web của các nhà cung cấp dịch vụ seo web. Không những vậy, cô nàng xinh đẹp google của chúng ta cũng dựa vào chỉ số backlinnk này mà xếp hạng website của bạn. Vậy tại sao bạn lại không thực hiện ngay thủ thuật tạo backlink này ?
Làm thế náo đề tạo backlink an toàn cho website của bạn ?
Chắc hẳn hộp thư của bạn ít nhiều có những mail gửi đến yêu cầu cung cấp backlink vào trang web của bạn có trả phí hoặc cho trao đổi liên kết. Thậm chí hiện nay, ngay cả với các liên kết trao đổi là một dạng Backlinks đơn giản cũng đang bị Google webmaster đặt ra những quy tắc nghiêm ngặt để tránh web dần trở thành “những trang trại” liên kết bằng những chương trình trao đổi liên kết, nhất là những liên kết “không sạch” như các trang web đen, trang web không cùng chủ đề...Khi đó rank của bạn sẽ bị giảm trầm trọng chỉ vì “có liên quan đến nội dung xấu”.
Tuy không phải là chuyên gia trong gia công seo, đơn giản chỉ là người tìm tòi cho chính weblsite của cá nhân nên sau khi trải nghiệm tôi muốn chia sẻ với các bạn một vài chủ đề chính liên quan tới thủ thuật tạo backlink an toàn.
1. Tạo bài viết top để kiếm backlink:
Bạn cầ phải tạo ra bài viết có giá trị, bỏi lẽ trẳng ai rảnh mà vào coi bài viết vô giá trị. Do vậy việc tạo ra bài viết hập dẫn là một cách kiếm backlink hiệu quả nhất và lâu dài nhất. Để bài viết của bạn có giá trị hơn nữa bạn nên tạo ra các bài viết có tính hướng dẫn, hướng dẫn chi tiết và cơ bản kèm nâng cao, bái viết này nó còn là một vấn đề hot. Khi này bài viết của bạn sẽ được nhiều người khác đăng tải lại. Những bài như thế này sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng backlink và tăng page rank trên google cũng như alexa.
2. Những lời nhận xét thông thái:
Comment là cách đơn giản và miễn phí để nhận được backlink, bạn chắc sẽ không khó khăn để đi đến các blog cùng chủ đề và để lại comment. Nhưng quan trọng nhất bạn cần tránh những kiểu comment spam kiểu vô thưởng vô phạt để lại những câu vô ý nghĩa “xin con tem”, “hay đấy!”, “post nhiều lên nhé!” v.v.. những comment kiểu này chắc chắn chẳng có giá trị và rất gây phản cảm, không phải nhất thiết bạn phải để lại lời comment trống rỗng để điểm danh báo cho admin biết là bạn đã đọc. Thậm chí những comment kiểu này có thể bị admin trang web đó xóa mất. Do vậy bạn cần phải thận trọng trong việc viết mấy comment sao cho có thiện cảm, nếu bạn viết tốt thì bạn sẽ có thể tìm kiếm nhựng "đồi tác" trong việc trao đổi thông tin kinh nghiệm ...
Bạn có thể đọc bài tương tự: Cách sử dụng backlink hiệu quả

Domain rank

Domain rank khi check seomoz tool là gì?

Bạn dùng ID Premium à. Nếu không dùng thì chỉ thấy mR thôi. MozRank đó.Quan trọng là PA và DA. Mình cũng ít tìm hiểu về thằng SEOmoz này nhưng mà đại loại là Site bạn có nhiều liên kết chất lượng từ các site có DA, PA cao thì website bạn cũng sẽ được tính theo một tỉ lệ Tools của SEOmoz.Giống như bạn Build link trên các site có PR cao.Site đó có có DA,PA cao bạn cũng có link chất lượng về website của bạn.Nhưng chưa chắc site có PR cao là DA,PA cao.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Ít tiền - Xây dựng thương hiệu có thắng không

Thật vậy, mở đầu bài viết bằng câu nói “Ít tiền - Xây dựng thương hiệu có thắng không?” đã phần nào được trả lời rất ngắn gọn, súc tích: các doanh nghiệp nên bắt đầu từ cái chất thương hiệu để đi lên bằng số tiền ít ỏi của mình sẽ tất thắng - đấu “Trí” chứ không đấu “Tiền”.
Cái “Trí” trong khác biệt cái chất sản phẩm:


Xây dựng thương hiệu, từ lâu, đã không phải là sân chơi độc quyền, dành riêng cho những tên tuổi lớn.
Xây dựng thương hiệu, từ lâu, đã không phải là sân chơi độc quyền, dành riêng cho những tên tuổi lớn. Tuy nhiên, trong khi các “đại gia” với lợi thế vượt trội về kinh phí cho các chiến lược quảng cáo lớn, thì những doanh nghiệp nhỏ hơn, khả năng tài chính kém hơn, phải loay hoay tìm kiếm cho mình một hướng đi thích hợp.

Nhắc đến tên tuổi các doanh nghiệp nhỏ đang dần đứng vững trên thị trường Việt Nam như Đức Phát, Kềm Nghĩa, võng xếp Duy Lợi… mọi người đều biết rằng những thương hiệu này đều đi lên từ các xưởng sản xuất nhỏ, giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm là rất thấp, vậy tại sao họ lại có thể thắng được trong cuộc chiến thương hiệu khốc liệt này. Đã có lần chia sẻ trong diễn đàn “Doanh nhân & Thương Hiệu – BBF”, ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc Kềm Nghĩa bộc bạch: “Chúng tôi chỉ có một loại kềm duy nhất, chúng tôi không đa dạng hóa sản phẩm, nhưng chúng tôi sản xuất sản phẩm bằng tâm huyết nhiều nhất của người thợ và đó là điểm mạnh mà không ai có thể có được”. Trường hợp của võng xếp Duy Lợi cũng tương tự như vậy. Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng chiến thuật “bế quan” với đa dạng hóa sản phẩm như hai doanh nghiệp trên, điều đáng nói ở đây là doanh nghiệp cần xác định cho mình sự khác biệt duy nhất để phân biệt mình với người khác
Vina Acecook lại là đơn vị chọn chiến lược đối lập với các doanh nghiệp vừa kể trên - đa dạng hóa sản phẩm, song mỗi sản phẩm mà đơn vị này nghiên cứu đều có tính khác biệt khá lớn, thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống với hiện đại. Một thành viên trong Ban giám đốc của Vina Acecook cho biết: “Chiến lược công ty trong tương lai là mong muốn tái tạo lại những món ăn truyền thống của dân gian. Văn hóa ẩm thực Việt Nam phong phú lắm, bộ phận R&D của công ty sẽ phân công mọi người đi khắp mọi miền trên đất nước để tìm tòi, khai thác và thu thập những món ăn được lưu truyền trong dân gian. Đó là dòng sản phẩm tương lai theo định hướng của công ty. Ông còn nói thêm: “Mỗi món ăn đều mang trong nó một hoài niệm tuổi thơ, một kỷ niệm sâu sắc của nhiều người chứ không chỉ đơn thuần là một món ăn lạ miệng hay giải quyết nhu cầu ăn”. Vina Acecook đã làm được điều đó, áp dụng công nghệ hiện đại cho một món ăn mà vẫn giữ được cảm nhận tinh túy của món ăn với thành công cho hàng loạt các sản phẩm mì ăn liền và gần đây nhất là miến Phú Hương. Không thể phủ nhận những nỗ lực tuyên truyền quảng cáo rầm rộ trong thời gian gần đây, nhưng phải công nhận chính yếu đố độc đáo của sản phẩm đã quyết định sự đón nhận nồng nhiệt từ người tiêu dùng.
Cái “Trí” trong cách liệu cơm, gắp mắm:
Mỗi thương hiệu đều có tham vọng và mục tiêu riêng, tùy theo năng lực và độ phát triển của thương hiệu, chứ không nhất thiết phải là “hàng đầu”,”số 1”… Ví dụ Trung Nguyên, lựa chọn cách đi tiên phong để mở đường cho thương hiệu Việt, song cũng đã gặp nhiều va vấp: va vấp trong việc xây dựng hệ thống quán cà phê dưới dạng nhượng quyền không kiểm soát, nếu có nhiều kinh nghiệm hơn và đi chậm hơn thì chắc giờ đây G7 đã có thể đầu tư cho một cuộc đối đầu mới, đối đầu trực diện với Nestlé, tiên phong tuyên chiến với thương hiệu mạnh. Trung Nguyên khơi gợi tinh thần Việt, cà phê Trung Nguyên là cà phê dành riêng cho người Việt và chỉ có ở đất Việt. Tổng Giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ không bao giờ ngừng nghỉ khi thể hiện nhiệt huyết đó. Đó cũng là một cách để có cái gì đó nhớ về Trung Nguyên.
Tuy nhiên, đừng nhầm tưởng làm thương hiệu là gắn liền với các chương trình quảng cáo lớn, là các hình thức khuyến mãi, quảng cáo trên những phương tiện truyền thông (TVC, media…), các khoản mục đòi hỏi con số kinh phí không nhỏ. Vấn đề đặt ra là quảng cáo, trong một số trường hợp, không hẳn là phương thức tối ưu trong chiến lược thương hiệu của một doanh nghiệp. Cách đây không lâu trên tạp chí Marketing của Singapore có đăng câu chuyện thực tế (casestudy) của một câu lạc bộ chuyên tổ chức dịch vụ du lịch trượt tuyết đã thành công tuyệt vời trong một chiến dịch marketing - direct e-marketing. Họ chỉ sử dụng một hình thức marketing duy nhất: gửi e-mail trực tiếp đến 7.000 khách hàng mục tiêu để giới thiệu về sản phẩm của mình và có đến 70% khách hàng đã sử dụng dịch vụ của họ. Khi phỏng vấn giám đốc thương hiệu của công ty, bà cho biết: “Chỉ đơn thuần là TVC và printed ad quá mắc, nên chúng tôi phải liệu cơm gắp mắm. Tôi quyết định sử dụng phương thức direct e-mail này với hy vọng sẽ đến đúng tay khách hàng. Và tất nhiên, để hoàn thiện cho phần chi phí thấp, chúng tôi thiết kế e-mail thật đẹp, hấp dẫn và truyền cảm. Kết quả trong mùa noel này chúng tôi đã đón tiếp lượng khách nhiều hơn dự kiến, họ cho biết đã thực sự bị thu hút với những e-mail quảng cáo đó. Chúng tôi đã lấy được cảm tình của họ khi đánh đúng tâm lý: mang đến cho họ một kỳ nghỉ nhẹ nhàng, thoải mái mà không phô trương, ồn ào”.

Thật ra ngoài quảng cáo, vẫn còn rất nhiều yếu tố hiệu quả, có thể được sử dụng như những công cụ hỗ trợ đắc lực cho chiến lược thương hiệu. Đó chính là mối tương tác với khách hàng, những dịch vụ hậu mãi, tiếp thị truyền miệng, mối quan hệ cộng đồng… Và cũng có một điều chắc chắn rằng, khi các thương hiệu lớn mải mê cạnh tranh để giành quyền chiếm lĩnh thị phần lớn, sẽ để lại các khoảng trống trong chiều dài kênh phân phối. Nếu để cái “Trí” phát huy kịp thời và hợp lý, lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp với mục tiêu và khả năng, các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể đạt được thành công.
Cái “Trí” trong điều quân khiển tướng:
Điều cuối cùng không thể phủ nhận: để ít tiền xây dựng được thương hiệu mạnh luôn cần có những con người có “máu” và “tâm” với nghề.
Quay trở lại với 2 ví dụ đầu tiên: dù có nỗ lực đến đâu chắc rất khó để vực dậy được thương hiệu đã bị chính họ chà đạp. Họ có “Trí”, không ai phủ nhận, song cái “Trí” đã chưa hoàn thiện để có thể đấu với cuộc chiến xây dựng thương hiệu dai dẳng này.
“Quảng cáo dù hay và nghệ thuật đến đâu, cũng không thể gọi là hiệu quả nếu quảng cáo đó không bán được hàng” - Mather Olgivy

Theo Doanh nhan .net và SEO

Marketing trực tiếp

Kết quả điều tra cho thấy, có tới 80% người tiêu dùng quan tâm tới các hoạt động quảng bá thương hiệu, trong đó hai hoạt động người tiêu dùng ưa thích nhất là phát sản phẩm mẫu và hướng dẫn sử dụng sản phẩm...
Những hoạt động thực tế như vậy giúp người tiêu dùng có thể đánh giá đúng chất lượng, lợi ích của sản phẩm và có những trải nghiệm sử dụng sản phẩm.
Có sự khác biệt giữa những người tiêu dùng ở hai thành phố Hà Nội và TP.HCM. Trong khi người tiêu dùng TP.HCM thích làm từ thiện, thì người tiêu dùng Hà Nội thích được chiết khấu, nhận quà tặng kèm hoặc tham gia ngày hội vui chơi.
Người tiêu dùng hai thành phố này cũng thích các hình thức khuyến mãi mang tính thực tế như giảm giá, mua 2/3 tặng 1 hoặc phiếu siêu thị.
Các chương trình khuyến mãi phức tạp dù có giải thưởng lớn như chương trình tích lũy điểm, thẻ cào, bốc thăm không còn hấp dẫn như trước vì thời gian tích điểm đổi quà lâu, thẻ cào bốc thăm có khả năng nhận thưởng không cao.
Trong khi người tiêu dùng TP.HCM thích được mua 2 hoặc 3 tặng 1, thì người tiêu dùng Hà Nội lại thích được giảm giá sản phẩm thứ 2 trong một lần mua.
Sự khác biệt này cũng xuất phát từ một đặc điểm: người TP.HCM khá thoáng và thoải mái trong việc chi tiêu nên thường mua nhiều cho một lần và họ sẽ rất thú vị nếu được tặng thêm. Người tiêu dùng Hà Nội khá cần kiệm nên có tâm lý muốn mua sản phẩm nếu được giảm giá trực tiếp.
Nguồn Marketing trực tiếp của Doanh nhan.net và SEO hoàn hảo

Làm sao tìm được nhân viên bán hàng giỏi?

Làm sao tìm được nhân viên bán hàng giỏi?

Một chủ doanh nghiệp nhỏ hay một nhà khởi nghiệp, bạn không thể mạo hiểm danh tiếng của mình với một nhân viên bán hàng kém cỏi được.
Bạn đã quyết định phải tìm ai đó giải quyết công việc bán hàng. Nhưng làm thế nào bạn tìm được một nhân viên bán hàng giỏi và bạn biết tìm họ ở đâu? Xét cho cùng, là một chủ doanh nghiệp nhỏ hay một nhà khởi nghiệp, bạn không thể mạo hiểm danh tiếng của mình với một nhân viên bán hàng kém cỏi được.
Tôi đặc biệt khuyến khích nên bắt đầu từ nơi bạn mua hàng. Hãy bắt đầu để tâm đến những người bán hàng giỏi mà bạn bắt gặp khi đi mua hàng. Họ đang làm gì mà bạn lại cảm thấy thoải mái khi được làm việc cùng họ? Học cách nhận biết nhân viên bán hàng giỏi là bước quan trọng trước nhất.
Khi bạn tìm được một ai đó đặc biệt giỏi, hãy khen ngợi họ. Bạn có thể nói “Anh biết không, anh có cách giao tiếp rất tài với mọi người”.
Rồi sau đó, hãy cố tạo ra một cuộc đối thoại về việc họ có cảm thấy hài lòng với nơi làm việc hiện tại hay không. “Tôi hơi tò mò một chút – anh có đạt được các mục tiêu của mình ở công ty này không?” Nếu họ trả lời có, một lần nữa, hãy tán dương và chúc mừng, sau đó cảm ơn họ vì đã giúp bạn mua hàng.
Nếu họ có vẻ ngập ngừng, hãy đưa danh thiếp của bạn ra. “Công ty của chúng tôi đang trong giai đoạn phát triển, và chúng tôi đang tìm kiếm một nhân viên bán hàng giỏi. Nếu anh cảm thấy hứng thú , thì đây là danh thiếp của tôi. Có lẽ đây không phải là thời điểm thích hợp để chúng ta nói chuyện, vì anh đang trong giờ làm việc. Hãy liên lạc với tôi bất cứ lúc nào anh thấy tiện.” Sau đó, bạn hãy nở một nụ cười rồi bước đi.
Cuộc đối thoại trong cửa hàng đó không nên kéo dài, mà chỉ cần đủ lâu để hoàn tất những trao đổi cần thiết. Nếu không, bạn đang tỏ ra thiếu tôn trọng và phi đạo đức với chủ cửa hàng đó, và một nhân viên bán hàng giỏi sẽ không muốn làm việc với người như vậy.
Các cách khác để tìm một nhân viên bán hàng giỏi là:
Truyền miệng
Các cách thức phổ biến hơn trong việc tìm nhân viên bán hàng giỏi là giới thiệu truyền miệng. Hãy nói cho mọi người bạn quen rằng bạn đang tìm kiếm một nhân viên bán hàng giỏi:
Nói với khách hàng. Nếu họ là những người mê sản phẩm của bạn, rất có thể một ai đó trong số họ lại hứng thú với việc tham gia vào ban quản trị công ty.
Nói cho nhà cung cấp của bạn. Họ cũng đang bán hàng và họ biết nhiều nơi như vậy. Có thể họ biết một người bán hàng giỏi đang chán ngán với dòng sản phẩm mình bán và muốn thay đổi. Đây là cách đặc biệt khôn ngoan vì nhà cung cấp của bạn chắc chắn sẽ không giới thiệu cho bạn một người không ra gì. Nếu làm thế, danh tiếng của họ với bạn có thể bị hủy hoại và họ sẽ đánh mất khách hàng là bạn.
Nói với chủ ngân hàng của bạn. Việc kinh doanh của bạn thành công, thì của họ cũng vậy.
Quảng cáo
Nếu bạn sử dụng quảng cáo trên báo chí, hãy mô tả thật rõ ràng về người mà bạn muốn tìm. Nhớ dùng những từ như “có khả năng tự chủ công việc” hay “năng động nhiệt tình”. Hãy cho họ biết sản phẩm của bạn là gì. Sẽ là tốn thời gian cho cả bạn lẫn họ nếu bạn nói chung chung. Nếu doanh nghiệp của bạn là một cửa hàng quần áo mà bạn lại không nói rõ điều đó trong quảng cáo, thì sẽ có cả những người trong ngành ô tô đến xin việc. Bạn cũng phải cho họ biết họ có thể liên hệ với bạn vào lúc nào trong ngày. Chắc bạn không muốn bị gọi đúng vào lúc bận rộn nhất.
Nếu có thể, hãy giảm thiểu số ứng viên tiềm năng qua sơ yếu lý lịch hay đơn xin việc. Hẳn là bạn muốn thấy cách họ thể hiện bản thân càng sớm càng tốt.
Nếu họ gọi cho bạn, hãy đánh giá họ ngay từ cuộc điện thoại đó. Hãy hỏi họ về kinh nghiệm trước đây. Nếu họ hiện đang làm công việc bán hàng, tại sao họ lại muốn thay đổi? Hãy hỏi họ phần nào trong quảng cáo của bạn hấp dẫn họ nhất. Nên nhớ: Bạn đang tìm một người đủ yêu thích sản phẩm để có thể chia sẻ cảm nhận của mình với người khác. Đó là nhân tố trọng yếu trong bán hàng.
Sai lầm lớn nhất mà các chủ doanh nghiệp thường mắc phải khi phỏng vấn tuyển dụng là nói quá nhiều về công ty, mà đó là chủ đề mà bạn đã biết rất rõ. Điều bạn muốn làm là hỏi thật nhiều để các ứng viên nói, nhờ đó bạn có thể biết được liệu mình có muốn làm việc với người này không, kinh nghiệm của họ có tốt không, họ có đáng tin cậy không, và liệu họ có thể thể hiện tốt không.
Tuyển dụng, cũng như mọi khía cạnh khác trong kinh doanh, không phải là thứ bạn muốn làm mà không đầu tư suy nghĩ cũng như chuẩn bị kỹ càng. Hãy đặt những câu hỏi có thể mang lại cho bạn câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn không có câu trả lời đúng, thì đơn giản là bạn không có đúng ứng viên.
Theo Doanhnhan.net & http://seohoanhao.blogspot.com/

Xu hướng marketing trên các thiết bị di động

Thiết bị di động ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng.
Xu hướng marketing trên các thiết bị di động

Người tiêu dùng Mỹ hiện sở hữu, trung bình, 1,6 thiết bị di động kết nối internet và con số này đang tiếp tục tăng lên. Người tiêu dùng cũng không thích thay thế các thiết bị hiện có mà thích mua thêm những thiết bị mới.
Trong số các thiết bị di động: laptop, tablet và smartphone thì tablet là thiết bị có mức tăng trưởng ấn tượng nhất. Trong một khảo sát gần đây tại thị trường Mỹ, có 31% người tham gia trả lời đã sở hữu 1 tablet, 40% dự định sẽ mua tablet. Tablet nắm giữ vị trí hàng đầu trong top 10 thiết bị sử dụng wifi không phải là laptop. Những số liệu này thúc đẩy các nhà quảng cáo phải tập trung sáng tạo các cách tiếp cận mới dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động.
Khảo sát cũng cho thấy 1/3 số người tham gia khảo sát chưa có kế hoạch mua tablet. Đây là cơ hội tốt cho các nhà sản xuất, nhà tiếp thị chinh phục thị trường tiềm năng còn để ngỏ.
Trong vòng một năm, dịch vụ định vị dựa trên địa điểm (location-based services) đã có bước phát triển đáng kể. Có hàng chục ngàn các ứng dụng định vị địa điểm trên điện thoại di động đã được đưa vào hoạt động.
Điều này giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với địa điểm và thay đổi cách họ tiếp nhận nội dung quảng cáo. Báo cáo của MobileInsights cho thấy 51% người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ địa điểm của họ. Nhìn chung, sự quan tâm đến dịch vụ định vị tăng 11,7 % sau mỗi quý. Đáng chú ý là số người không quan tâm đến dịch vụ định vị địa điểm đã giảm từ 22% xuống còn 12%. Trong các dịch vụ định vị, một vài mảng đặc biệt tăng mạnh. "Định vị cửa hàng" là dịch vụ được nhiều người sử dụng nhất với 57%. "Check- in" tăng từ 27 % đến 49%. Các khía cạnh xã hội của dịch vụ định vị cho thấy nhu cầu tăng mạnh mẽ. "Kết nối với những người khác" đã tăng từ 12% lên 32%.
Thiết bị di động và thương mại. 73% số người được hỏi nói rằng họ cảm thấy thoải mái khi mua sắm từ một thiết bị di động. 50% số người được hỏi sẵn sàng chi nhiều hơn 100 USD để mua hàng hóa từ thiết bị di động, 20% chi 500 USD và 7% chấp nhận chi nhiều hơn 1.000 USD.

Thiết bị di động ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định mua hàng. Nghiên cứu cho thấy ngày càng có nhiều người sử dụng tìm hiểu thông tin và mua hàng qua thiết bị di động. Ở lĩnh vực du lịch, có 62% người dùng tìm hiểu thông tin về các tour du lich qua thiết bị di động, 42 % mua vé, mua tour qua các thiết bị này. Số liệu này cho thấy việc quảng cáo thông qua các thiết bị di động có thể mang về lợi nhuận cao.
Tỉ lệ này cũng đúng với nhiều sản phẩm khác, ngoại trừ âm nhạc và các ứng dụng phần mềm. Ở hai mặt hàng này, tỉ lệ tìm hiểu thông tin và mua hàng là ngang nhau. 31% người tham gia khảo sát tìm hiểu hàng hóa và dịch vụ trên thiết bị di động và sau đó đến mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Tỉ lệ này đã 5% trong quý IV-2010.
Các trang khuyến mãi và groupon đã tràn ngập trên mạng internet. Nhiều chuyên gia dự đoán nhu cầu của khách hàng đối với các khuyến mãi kiểu này sắp bão hòa. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại đưa ra một viễn cảnh sáng sủa. 72% số người được hỏi từng mua groupon/khuyến mãi và 44% trong số này mua groupon/khuyến mãi ít nhất một lần mỗi tháng.
Điều đáng ngạc nhiên là không có nhiều khác biệt giữa các giới tính và nhóm tuổi trong việc mua groupon/khuyến mãi. Người tiêu dùng ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào cũng hào hứng với khuyến mãi. 62% người tham gia khảo sát thừa nhận họ thường xuyên chia sẻ thông tin khuyến mãi cho bạn bè, người thân.

Thông tin trên doanhnhan.net
Tham khảo thêm thông tin SEO

SEO là gì

SEO là gì?


      SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (SEO) tạm dịch là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm. Làm SEO là quá trình tối ưu hóa website, giúp website thân thiện với các công cụ tìm kiếm để tăng lượng truy cập qua từ khóa tìm kiếm, từ đó tăng lượng số lượng người truy cập website. Một website được làm SEO tốt, cũng đồng nghĩa với việc website đó luôn xuất hiện ở thứ hạng cao khi người truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm nội dung mà họ cần. Người làm SEO có thể hướng tới nhiều loại mục tiêu khác nhau khi tìm kiếm như: tìm từ khóa, tìm ảnh, tìm video, tìm theo quốc gia và một số loại SEO khác.
     Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và thường chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ rất ít khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn. Đây là một điều thiệt thòi rất lớn nếu bạn muốn tiếp cận và quảng bá sản phẩm của bạn cho những khách hàng đó.
Bước sang năm 2011, nhận thức của các Doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung về SEO đã tăng lên rõ rệt. Những người làm Kinh doanh đã ý thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa website, hoặc làm các thủ thuật để các công cụ tìm kiếm trỏ đến để thu hút lượng truy cập nhằm tối ưu Doanh thu bán hàng trực tuyến.

Hiện nay ở Việt Nam có 3 công cụ tìm kiếm hữu phổ biến và hữu hiệu nhất:
  • Google
  • Yahoo
  • Ping
Vậy làm sao để trang web được các công cụ tìm kiếm để mắt tới?
Dựa vào những tiêu chí đánh giá website của các công cụ tìm kiếm mà các Webmaster tự tìm cho riêng mình những phương pháp tối ưu Website khác nhau. SEO có thể coi như là một kỹ thuật, một bí quyết thực sự đối với mỗi nhà quản trị, xây dựng website hay đơn thuần là người làm trong lĩnh vực Marketing online.
Theo Daotaoseo.vn

Để có 1 website tốt cả về nội dung và traffic cao

Để có 1 website tốt cả về nội dung và lượng truy cập cao

Hôm nay lại là 1 chuỗi ngày liên tiếp các thông số Google alalytic và webmaster tool của em tăng dần đều thấy mừng quá đem khoe các bác, cũng có nhiều comment đánh giá tốt thấy khoái khoái cũng gọi là có chút tự sướng , các bác cùng nhận xét nha. :)

Blog: nguyenxuantruong.com/
Số bài viết hiện tại: 206
Lượng index: google.com/search?q=site:www.nguyenxuantruong.com
Alexa:
753,375
Alexa Traffic Rank
4,056
Traffic Rank in VN


Dưới đây là biểu đồ Google alalytic đến ngày hôm nay:
Có thể thấy tỷ lệ BR ( số trang ko truy cập) của em khá cao là vì site em ko viết theo 1 chuyên đề nào cả. nội dung các bài viết ko liên quan đến nhau. Phần lớn các bài viết là những kiến thức và tin tức mà em tự tìm hiểu và chế biến như dạng lưu trữ thông tin, các bác có thể thấy lượng truy cập từ google là chủ yếu nên thời gian trung bình visit cũng bình thường. chứng minh cho hiện tượng này chính là thông số lượt truy cập mới của site em cực cao 91 %.

Resigzed ImageClick this bar to view the full image.


Biểu đồ trong Google webmaster tool:

Resigzed ImageClick this bar to view the full image.


Kinh nghiệm của em chia sẻ là hãy phát triển nội dung thật tốt và tăng cường trao đổi liên kết với các website anh em khác mong được các bác cùng chia sẻ và ủng hộ, cảm ơn cả nhà
Tham khảo thêm tại SEO Hoàn hảo

Auto hits lợi hay hại?

Auto hits lợi hay hại?

Ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài mình thấy rất nhiều trang cho phép auto hits như autosurf.vn, autohits.vn, tangtraffic.vn, hits.hatgiongtamhon.info, trafficspammer...
Vậy cho mình hỏi như vậy thì có lợi seo google không hay google phạt vì dám "lừa" mình.

Xin cho ý kiến ạ, em mới vào nghề nên không biết.

Xin chân thành cảm ơn mọi người.

Ai làm seo ở Hà Nội thì vào Đây gặp Mặt

Ai làm seo ở Hà Nội thì vào Đây gặp Mặt
 Tớ xin tự giới thiệu
Hiện nay đang làm seo và quản trị mạng cho một tập đoàn tại Hn
Giờ có nhu cầu giao lưu và học hỏi anh em
........ Liên kết cùng nhau chiến những từ khóa khó
Vì cái gì thì cái Giỏi mà 1 mình thì vẫn thua Bình thường mà Đông

Tớ Là : Tạo Top
Người Hòa Bình
Phone: 0943900200
......  Anh em HN làm seo gặp nhau trao đổi tí đi 

6 thành tố quan trọng để thành công Digital Marketing Audit

6 thành tố quan trọng để thành công Digital Marketing Audit

Nhiều công ty ngày càng xem trọnng truyền thông kỹ thuật số trong hoạt động marketing mix. Để xây dựng chiến lược và phân bổ các nguồn lực của công ty, người lãnh đạo cần phải hiểu rõ hiệu quả của những sáng kiến kỹ thuật hiện có của họ. Digital audit là một lựa chọn hay để đánh giá sự hiện diện thương hiệu trên các phương tiện kỹ thuật số thông qua 6 từ khóa chính: Reach, Architecture, Content, Conversion, Integration and Measurement.

digital audit 6 thành tố quan trọng để thành công Digital Marketing Audit

Trước khi thực hiện digital audit, điều quan trọng là cần phải thiết lập những tiêu chuẩn căn bản liên quan tới đánh giá trạng thái, cấu trúc và hiệu quả công việc. Để giúp hướng dẫn những bước tiếp theo cần phải thiết lập bộ lọc nhằm hỗ trợ cho việc ưu tiên cho những nghiên cứu của bạn. Một cách đơn giản để làm là quy ước dựa vào màu sắc trong hệ thống mật mã như sau:
1.Màu xanh-tiếp tục công việc hiện tai. Giám sát và tìm kiếm sự cải thiện đáng chú ý
2.Màu vàng-dừng lại và đánh giá. Điều chỉnh dựa trên những ưu tiên và khả năng
3.Màu đó-dừng lại và bổ sung phần thiếu xót. Hãy thay đổi hướng chiến lược, chiến thuật dựa trên mục tiêu và ngân sách.

Reach
■Hãy sử dụng công cụ như RankChecker để đo lường năng lực bạn xếp hạng những từ hay cụm từ ở những công cụ tìm kiếm chính.
■Bạn đã có chương trình email marketing chưa? Open rate, và click rate của bạn là gì?
■Bạn đã hiện hữu trên kênh social media chưa? Hãy đo lường những cơ hội thông qua số người yêu thích, số người đăng ký nhận thông tin từ mình, số lượng người xem của kênh và số lượng người xem video và hình ảnh. Hơn nữa, hãy tính xem phần trăm hiệu quả của mỗi kênh bằng các tính toán thêm như tính tổng số lượng yêu thích, comment và chia sẽ chia cho tổng kích cỡ khách hàng tiềm năng.
■Bạn có chi trả dựa trên số lượng click chuột cho chương trình quảng cáo, chương trình display ad trình bày sản phẩm hay quảng cáo trên điện thoại di động?
Architecture
■Đánh giá khả năng sử dụng của trang web. Những yếu tố đồ họa được sử dụng như thế nào? Hiệu quả của thông tin được trình bày và được sử dụng? Hãy kiểm tra những thứ như số lần load, tính nguyên vẹn của đường link, tính chuyển hướng của trang web
■Hiệu quả của kênh social media bạn thiết lập như thế nào? Profile, bảng mô tả, thẻ, link và vân vân đã được hoàn hảo chưa?
Content
■Bạn hiện đã có chiến lược về nội dung của digital marketing chưa? Bạn đã có quy trình sáng tạo ra nội dung chưa? Và có kỹ thuật nào để đo lường cái gì nên làm và không nên làm chưa?
■Content assets của bạn hoạt động tốt như thê nào? Những format nào bạn đang sử dụng text, video, hình, audio, hay application nào?
Conversion
■Bạn đã có kênh digital được thiết kế với ý tưởng về conversion funnel chưa?
■Bạn có bất kỳ form nào về trang web, facebook và blog của bạn chưa? Tỷ lệ form fill trên một khách viếng thăm của bạn là bao nhiêu? Form abandonment rate của bạn là bao nhiêu?
■Bạn đã có lời mời đến thăm trang web, facebook và blog của bạn chưa?
Integration
■Từ trang web của bạn, người ta có thể tiếp cận được các kênh social media của bạn chưa?
■Bạn có thể di chuyển từ kênh social media này sang kênh social media khác được không? Bạn có thể quay trở lại website từ các kênh social media được không?
Measurement
■Bạn đã có mục tiêu về sự nhận biết, sự ảnh hưởng, sự kết nối và những hoạt động chưa?
■Bạn sử dụng metric gì để đo hiệu suất?
■Bạn đã có reporting protocol chưa? Tần số đo lường và báo cáo là bao nhiêu? Bạn đã có quy trình phản hồi chưa? Các báo cáo được phân tích và thực hiện chưa?
■Hãy đánh giá khung kiểm tra này nội bộ rồi đem so sánh khả năng thực hiện của bạn với các đối thủ hiện có cũng như tiềm năng. Tổ chức của bạn gần đây có thực thiện digital audit chưa? Những nghiên cứu này đã hữu ích cho việc tăng lợi thế cho chiến lược digital marketing của bạn không? Và bạn phải tự mình trả lời câu hỏi “Có bất kỳ cái gì khác cần phải đo lường không?”

Theo seohoanhao